Gà bị khò khè một căn bệnh người chăn nuôi rất dễ thấy ở gà nhất là khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu thấy dấu hiệu mà không được chữa trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khiến chúng trở nên mệt mỏi hơn. Để xử lý vấn đề này hiệu quả và có cách phòng tránh, bạn hãy cùng Alo789ga tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bệnh gà bị khò khè là gì?

Gà bị khò khè thường là một căn bệnh phổ biến xuất hiện khi thời tiết trở lạnh vào mùa đông. Triệu chứng thường xuất hiện khi gà đang trải qua giai đoạn không đủ sức đề kháng, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng trọng cho hệ hô hấp và sức khỏe của gà.

Mặc dù đây không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng, nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với các trang trại chăn nuôi. Các trường hợp khò khè có thể nhanh chóng truyền nhiễm cho cá thể khác trong đàn, khi bùng phát dẫn đến tình trạng chết hàng loạt gây tổn thất nặng nề.

Gà bị khò khè một căn bệnh phổ biến xuất hiện khi thời tiết trở lạnh 
Gà bị khò khè một căn bệnh phổ biến xuất hiện khi thời tiết trở lạnh

Nguyên nhân gây ra tình trạng gà bị bệnh khò khè

Theo như các chuyên gia bệnh khò khè ở gà xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, trong số đó phải kể đến như:

Do vi khuẩn gây bệnh Mycoplasma Galliseptium

Bệnh gà bị khò khè là một căn bệnh phức tạp có nhiều nguyên nhân trong số đó phổ biến và đáng quan tâm nhất là do một loại vi khuẩn gọi là Mycoplasma Galliseptium. Khi môi trường xung quanh biến đổi đột ngột hoặc khi gà không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, Mycoplasma Galliseptium có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nên gây ra bệnh. Trực tiếp làm suy yếu hệ thống miễn dịch của gà gây ra triệu chứng khò khè.

Gà bị nhiễm lạnh

Bệnh gà khò khè thường phát triển trong môi trường có nhiều yếu tố có thể dẫn đến giảm sức kháng của gà. Thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt là trong mùa đông, có thể là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng này. Môi trường nuôi nhốt quá thoáng gió có thể làm cho gà dễ bị cảm lạnh và bị khò khè.

Khi gà bị cảm lạnh thường có triệu chứng như khò khè, sụt sùi nước mũi, đây là dấu hiệu rõ ràng của sự suy yếu sức đề kháng. Nếu tình trạng này không được điều trị triệt để, bệnh sẽ trở nên nặng hơn.

Gà bị nhiễm lạnh do thay đổi thời tiết đột ngột đặc biệt khi giao mùa
Gà bị nhiễm lạnh do thay đổi thời tiết đột ngột đặc biệt khi giao mùa

Gà bị khò khè khi mắc bệnh hen

Khi gà mắc bệnh hen, hệ thống hô hấp của bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến triệu chứng như khò khè khó thở. Tình trạng hen thường là một bệnh mãn tính kéo dài theo thời gian. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên nặng hơn và rất khó chữa.

Bị lây từ cá thể khác

Thể chất gà yếu thì việc bị lây bệnh từ cá thể khác  là điều không thể tránh khỏi. Khi nhốt chung gà bị khò khè cùng với gà khỏe mạnh thì tỷ lệ lây nhiễm là rất cao. Do đó, để đối phó với bệnh này người nuôi hãy tách riêng khỏi đàn để tránh lây nhiễm chéo.

Môi trường nuôi chật chội, ẩm thấp

Việc nuôi gà trong môi trường không tốt, như nhốt quá nhiều trong không gian chật hẹp, ẩm thấp, có thể dẫn đến vấn đề về sức khỏe gây nên tình trạng gà bị khò khè. Môi trường sống không thích hợp làm cho gà bị các triệu chứng như phân xanh, phân trắng, sau một thời gian sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như khó thở, ủ rũ và khò khè.

Môi trường nuôi chật chội, ẩm thấp ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe gà
Môi trường nuôi chật chội, ẩm thấp ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe gà

Những triệu chứng thường gặp của bệnh gà bị khò khè

Tình trạng gà mắc bệnh khò khè sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng đặc biệt, vì vậy người nuôi cần nhận biết để điều trị kịp thời:

Tình trạng bỏ ăn hoặc ăn kém 

Tình trạng gà bị khò khè gây nên một loạt vấn đề về hô hấp dẫn đến việc chúng gặp khó khăn trong quá trình hít thở gây cản trở khi ăn uống. Tình trạng kéo dài sẽ gây ra một loạt tác động tiêu cực đối với sức khỏe của gà. Khi chúng không thể ăn uống một cách bình thường trở nên thiếu dinh dưỡng, giảm cân, ốm yếu hơn

Xuất hiện đờm trong mũi và họng 

Nguyên nhân chính khiến gà gặp khó khăn trong việc thở đó chính là đờm đặc trong hệ thống hô hấp, gây nghẹt trong cổ họng của chúng. Khi đó không khí gặp trở ngại khi lọt qua cổ họng, làm cho gà gặp khó khăn lúc hít thở.

Khi có quá nhiều đờm tích tụ gây tắc, một phần đờm cùng nước dãi bị đẩy lên mũi, gây ra triệu chứng sổ mũi. Khiến cho gà bị khò khè phải liên tục lắc đầu để cố gắng loại bỏ khỏi mũi, tạo ra sự không thoải khó chịu trong quá trình thở.

Xuất hiện đờm trong mũi và họng gây khó khăn cho việc thở
Xuất hiện đờm trong mũi và họng gây khó khăn cho việc thở

Xem thêm >> Xem ngày gà đá bí quyết giúp sư kê mang lại chiến thắng lớn

Gà bị khò khè rụng lông

Lông là một phần quan trọng được gà chăm chút bằng dầu từ phao câu. Tuy nhiên, khi chúng thiếu hụt dinh dưỡng do ngừng ăn, xảy ra trong trường hợp bị bệnh làm lông bị tổn thương dần trở nên xơ xác và rụng.

Các khu vực nhạy cảm như lông cánh, đuôi thường là những nơi mà tình trạng này rõ rệt nhất. Lông xơ xác rụng được xem là một biểu hiện rõ ràng của tình trạng sức đề kháng yếu.

Phân lỏng màu trắng xanh

Rối loạn hô hấp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của gà gây ra một loạt vấn đề, đặc biệt là khiến cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên không hiệu quả. Khi gà gặp khó khăn trong quá trình hít thở và cung cấp oxy cho cơ thể, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này dẫn đến thức ăn không tiêu hoàn toàn tạo ra màu trắng xanh trong phân.

Cách điều trị gà bị khò khè hiệu quả ngay tại nhà

Để điều trị bệnh gà bị khò khè tận gốc, bạn cần tuân theo một số phương pháp cụ thể theo kiến thức gà đá. Tuy nhiên, người nuôi cần lưu ý rằng cách chữa không phải lúc nào cũng nhanh chóng mà hiệu quả có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cụ thể:

  • Trong trường hợp gà bị ở mức độ nhẹ, bạn hãy cho chúng uống nước gừng tươi hai lần mỗi ngày dựa theo phương pháp dân gian và khá hiệu quả.
  • Ngoài ra, cũng có thể dùng 1-2 nhánh tỏi đập dập rồi nhét vào miệng gà hoặc trong rượu hay mật ong, sau đó cho chúng ăn đến khi khỏi bệnh.
  • Trong trường bệnh kéo dài hoặc xuất hiện đờm thì cần sử dụng thuốc điều trị theo đúng liều lượng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia thú y.
  • Song song với việc sử dụng thuốc điều trị, người nuôi cần tập trung vào việc tăng cường sức đề kháng cho đàn gà. Ví dụ sản phẩm Gluco K.C Thảo dược chứa vitamin C, K làm giảm sốt, tiêu viêm, đồng thời cung cấp năng lượng cho gà sau khi hồi phục.
Các cách điều trị gà bị khò khè hiệu quả ngay tại nhà
Các cách điều trị gà bị khò khè hiệu quả ngay tại nhà

Phòng bệnh khò khè xuất hiện ở đàn gà

Duy trì vệ sinh chuồng trại là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng tránh bệnh gà bị khò khè, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của các căn bệnh nguy hiểm khác. Để hỗ trợ trong công việc này bạn hãy sử dụng thuốc sát khuẩn B-KACID 1 lít của Betavet.

B-KACID chứa Benzalkonium chloride 50mg, Glutaraldehyde 20mg, dung môi vừa đủ, là một sản phẩm an toàn cho cả con người và vật nuôi. Sản phẩm giúp sát khuẩn loại bỏ mùi hôi trong chuồng trại, tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus nấm mốc gây bệnh đặc biệt là phòng chống các dịch khác.

Kết luận

Như vậy, trên đây chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về dấu hiệu bệnh gà bị khò khè cũng như cách điều trị kịp thời sao cho hiệu quả nhất. Cùng với đó người nuôi cũng cần quan tâm đến các kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh để đàn gà luôn phát triển khỏe mạnh trong điều kiện tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *